HẠC THỜ BẰNG ĐỒNG
Hạc đồng là đồ thờ cúng bằng đồng dùng để thờ cúng trong ban thờ gia tiên hoặc đền, chùa, nhà thờ họ…Đôi hạc đồng với hình ảnh hạc đứng trên mai rùa tượng trưng cho sự trường thọ. Hạc đồng cũng có nhiều kiểu dáng, chất liệu đồng khác nhau ví dụ như kiểu dáng thì có cánh xòe, cánh cụp, nhắm mắt, mở mắt… chất liệu đồng thì có đồng khảm tam khí, đồng vàng, đồng đỏ…
Trong bộ Đỉnh đồng ngũ sự Đôi hạc đứng trên lưng rùa là khí cụ không thể thiếu trên bàn thờ cùng với lư hương và đôi chân nến. Việc đặt một bộ Đỉnh đồng theo thứ tự: 1 Đỉnh đồng ở chính giữa, kế đó là đôi hạc đồng cưỡi mu rùa ngậm sen (Hạc tam khí) trầu đỉnh, sau đó tới đôi chân nến đồng.
Việc đặt đôi hạc đồng cùng với bộ đỉnh đồng như vậy theo phong thủy tạo nên một thế vững chắc, một sợi dây liên kết tâm linh huyền bí giống như trục liên kết trong vũ trụ. Với sự gắn liền của đôi linh vật quý được dân gian tôn sùng Hạc và Rùa tạp thành một cặp đôi hài hòa, gắn kết. Việc thờ cúng Hạc đồngcưỡi rùa với ước mong cho gia đình luôn đoàn kết, hố trợ nhau cùng với ước mong về sự trường thọ, giàu sang và phát triển thịnh vượng bền lâu.
Chim hạc là biểu tượng của sự may mắn chỉ sau 1 loài đó là phượng hoàng. Trong truyền thuyết xa xưa, hạc được cho là loài chim tiên, là cha của các loài chim và được cho là linh vật bất tử.
Sự thanh cao của chim Hạc được sách cổ ghi lại giống như một người quân tử, không dâm, không dục, trong sạch, thuần khiết. Hạc được dùng để ví với nhân tài nên sắc lệnh chiêu mộ hiền sĩ còn được gọi là “hạc bản”. Những người tu hành và cảnh giới thoát tục, trí huệ khai thông được gọi là “hạc minh chi sĩ’’.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.