Chuông đồng là dụng cụ bằng đồng phát ra âm thanh khi gõ và thường xuất hiện ở các đình, đền, chùa, miếu hoặc điện thờ, nhà thờ họ… Chuông đồng thường được đúc rỗng, hình cái cốc úp ngược. Với các loại chuông cỡ lớn, bên trong thường được gắn một quả lắc giúp tiếng gõ vang xa hơn.

Chuông đồng đỏ và Chuông đồng vàng

Tùy vào loại chuông, tùy mỗi cơ sở sản xuất, chuông thường được đúc bằng các nguyên liệu khác nhau. Có 2 loại nguyên liệu chính làm chuông là đồng đỏ và đồng vàng. Tính chất của đồng vàng là dẻo và dễ bị bể nếu chịu lực lớn. Chuông đúc bằng đồng vàng cũng rẻ hơn rất nhiều so với chuông đúc bằng đồng đỏ. Màu sắc của chuông đồng vàng cũng bắt mắt hơn chuông đồng đỏ nhưng độ bền thì kém hơn hẳn.

Đây cũng chính là lý do vì sao cùng một mẫu chuông, cùng một kích cỡ nhưng có thể giá thành có sự khác biệt rất nhiều giữa các cửa hàng.

Cơ sở đúc đồng Huệ Chiến có thể đúc cả 2 loại chuông đồng đỏ và chuông đồng vàng. Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng của chúng tôi đều lựa chọn chuông đồng đỏ vì độ bền cũng như âm thanh hay hơn hẳn. Liên hệ số 0929004999 để được tư vấn cụ thể về kích thước, chất liệu cũng như giá thành của các loại chuông.

Các kích cỡ chuông đồng

Chuông đồng có rất nhiều kích cỡ tùy thuộc vào mục đích sử dụng và nơi sử dụng. Ví dụ như các loại chuông bát dùng trong gia trì hoặc các nhà thờ họ, điện thờ thì kích cỡ khá nhỏ, từ 10cm đến 50 cm. Với những chuông đặt ở đình chùa thì thường có kích cỡ rất lớn. Tựu chung lại, chuông đồng thường được chia làm 3 loại:

Đại Hồng Chung

Còn có tên gọi khác là Chuông U Minh. Đây là loại chuông có kích cỡ lớn đến cực lớn ở các đình chùa hay nhà thờ. Chuông thường được đánh vào buổi sáng và chiều tối.

Tiểu Hồng Chung – Chuông Bảo Chúng

Thường có kích cỡ nhỏ bằng một nửa chuông Đại Hồng Chung. Loại chuông này thường được đặt trong các Trai Đường của chùa, tu viện. Loại chuông này thường được đánh để báo tin trong lúc họp chư Tăng hoặc những lúc họp đại chúng, giờ chấp tác, thọ trai, giờ bái sám.

Gia Trì Chung – Chuông Gia Trì,

Là loại chuông cỡ nhỏ dùng trong các nhà thờ họ, điện thờ, chùa chiền hoặc kể cả các gia đình. Tiếng chuông Gia Trì là hiệu lệnh bắt đầu buổi lễ hoặc báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hay câu niệm phật. Chuông phổ biến ở chùa chiền nhưng cũng được khá nhiều phật tử dùng ở gia đình khi tụng kinh niệm phật.

Chuông đồng nhà thờ công giáo

Chuông đồng nhà thờ hay còn được gọi là chuông tây được làm từ 2 nguyên liệu chính là đồng đỏ và thiếc, được pha trộn theo tỷ lệ thích hợp đảm bảo tiếng chuông phát ra khi đánh phải thật chuẩn.

Hoa văn trên chiếc chuông đồng treo tại nhà thời của các giáo họ, giáo xứ rất đơn giản, chủ yếu là các họa tiết hoa văn và các đường gân chạy quanh chiếc chuông. Ngoài ra còn có hình ảnh biểu tượng cây thánh giá và ghi chữ tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.